PUBG Mobile: 2024 PMSL Sea Spring chính thức khởi tranh
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...Thời tiết TP.HCM, Nam bộ: Dự báo nắng nóng đặc biệt gay gắt một số nơi
Bộ Y tế hiện là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (dự thảo Nghị định 15 sửa đổi). Theo thành viên ban soạn thảo, nội dung sửa đổi lớn và tác động trực tiếp đến doanh nghiệp là cải cách thủ tục hành chính, tập trung cho quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, với 10 nhóm nội dung được sửa đổi về cải cách thủ tục hành chính.Trong đó, dự thảo bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp dịch và công chứng tài liệu pháp lý tiếng Anh sau khi đã chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự và chấp nhận bản điện tử giấy tờ pháp lý; cho phép tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm công bố chỉ cần dịch sang tiếng Việt những nội dung cần thiết liên quan đến kết luận nghiên cứu chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và liều dùng, lưu ý, cảnh báo, độ tin cậy nghiên cứu của tài liệu khoa học tiếng Anh và chịu trách nhiệm đối với nội dung dịch thuật thay vì phải dịch, công chứng toàn bộ tài liệu tiếng Anh. Khi phát hiện không trung thực đối với nội dung dịch thuật sẽ thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Dự thảo Nghị định 15 sửa đổi cũng cho phép sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe của cơ sở sản xuất đạt thực hành sản xuất tốt (GMP) mà không cần phải gửi mẫu kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận.Quy định này giúp doanh nghiệp không phát sinh thêm chi phí khi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025 như quy định chung hiện nay cho tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.Dự thảo cũng có các quy định giúp rút ngắn thời gian theo dõi, giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp; bãi bỏ hàng loạt các quy định liên quan cấp phép quảng cáo và công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; công bố sản phẩm với phụ gia thực phẩm.Đáng lưu ý, tại dự thảo Nghị định 15 sửa đổi, với các thực phẩm nhập khẩu do các tổ chức, cá nhân viện trợ từ thiện, các tổ chức sẽ không phải công bố chất lượng, chỉ đăng ký kiểm tra nhà nước và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm, sử dụng đúng mục đích cứu trợ, không để sản phẩm lưu hành ra thị trường.Trước lo ngại dự thảo Nghị định 15 sửa đổi gây phát sinh các quy định kéo theo các chi phí gây tốn kém cho doanh nghiệp ngành khác như thực phẩm thông thường, thủy hải sản, nước giải khát, đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: "Các quy định sửa đổi phải đảm bảo thông thoáng hơn về thủ tục hành chính, tháo gỡ các "điểm nghẽn", đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ". Vẫn theo đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, sửa đổi Nghị định 15 tập trung vào cải cách hành chính và nâng cao hơn nữa chất lượng thực phẩm chức năng, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thông qua hậu kiểm. Do đó, sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm tự công bố của các ngành hàng khác như các thực phẩm thông thường, nước ngọt, thủy hải sản... "Nghị định sửa đổi không gây lãng phí cả ngàn tỉ đồng như có ý kiến lo ngại", đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết.
121 món ăn tiêu biểu Việt Nam: Mì xào giòn Sài Gòn có gì hấp dẫn?
"Chúng tôi cho rằng việc châu Âu tăng cường phòng thủ trong khi Mỹ tập trung vào những khu vực trên thế giới đang gặp nguy hiểm lớn là một phần quan trọng của việc cùng nhau tham gia một liên minh chung", Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, diễn ra ở thành phố Munich của Đức, theo AFP.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập luận rằng họ cần phải tập trung lại vị thế chiến lược của mình khỏi châu Âu và hướng tới châu Á để đối mặt với đối thủ chính là Trung Quốc, theo AFP.Trước đó cùng ngày, ông Vance nói với các phóng viên tại Munich rằng Tổng thống Trump thấy châu Âu đang đóng vai trò lớn hơn trong việc phòng thủ và Đức có vai trò lớn. "Rõ ràng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ có vai trò lớn ở đó", ông Vance nói.Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 14.2 nói rằng châu Âu sẽ khó có thể thay thế quân đội Mỹ trên lục địa này, trong bối cảnh có đồn đoán rằng Washington có thể cắt giảm lực lượng. "Chúng tôi sẽ phải bù đắp cho những gì Mỹ đang làm ít hơn ở châu Âu. Nhưng điều đó không thể diễn ra trong một sớm một chiều", ông Pistorius nói.Bộ trưởng Pistorius cho hay ông đã đề xuất một "lộ trình" với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, sau khi hai ông gặp nhau tại một hội nghị NATO ở Brussels (BỈ). Kế hoạch đó bao gồm "thay đổi trong việc chia sẻ gánh nặng" và "không có khoảng cách năng lực nguy hiểm nào phát sinh theo thời gian", theo ông Pistorius.Ông Pistorius nói rằng ông Hegseth "cũng nhìn nhận vấn đề theo cách tương tự. "Sẽ rất tốt nếu chúng tôi có thể nhanh chóng chuyển thỏa thuận bằng lời nói hôm qua thành hành động", Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, số liệu thực đo do Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cung cấp cũng cho thấy nhiều cột mốc nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 2 và 3.
Ngân hàng ở TP.HCM có lổ hổng an ninh mạng nào mà hacker dễ chiếm đoạt 10 tỉ gây xôn xao
Theo quyết định 26/2025, căn hộ chung cư được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thuộc dự án nhà chung cư có chức năng hỗn hợp.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch, đồng thời tuân thủ đầy đủ quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có trách nhiệm đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú cho khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định hiện hành.Ông Ngô Đình Hiển nhà ở quận 7 ủng hộ quy định này bởi người dân mua căn hộ đều có mong muốn được an ninh, an toàn và yên tĩnh. Việc cho thuê căn hộ tự phát dễ gây mất an ninh, ảnh hưởng đến các hộ xung quanh khi người lạ lui tới liên tục. Bên cạnh đó là việc cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp cho thuê khách sạn có đóng thuế và chịu quản lý. Do vậy cần tăng cường kiểm tra xử phạt chủ nhà cho thuê trái phép và tuyên truyền cho ban quản lý chung cư cùng kiểm soát thì sẽ hiệu quả nhanh. Nếu thực hiện hiệu quả thì nên áp dụng toàn quốc.Đồng tình với chủ trương này, bà Trịnh Khánh Hòa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cho hay chung cư nơi bà ở nhiều năm trước hơn 1/2 trong tổng số căn hộ làm dịch vụ homestay. Cứ mỗi cuối tuần và ngày lễ, người ra vào đông nghịt. Đi thang máy có lúc phải đợi cả 10 phút mới có. Đặc biệt, chiều tối họ nấu nướng ăn nhậu, thậm chí chửi thề, hò hét, karaoke... rất ồn ào. Trong khi hành lang lúc nào cũng nồng nặc mùi khói thuốc và mùi hải sản. Xe đậu tràn lan, phải luồn lách mỗi khi ra vào. Cư dân phản đối liên tục, cá nhân bà đã rất nhiều lần gọi báo công an nhưng mãi đến năm vừa rồi thành phố mới cấm, trả lại sự yên bình cho cư dân.Trong khi đó, ông Nhật, nhà ở quận 4, lại cho rằng khách du lịch rất ưa thích thuê căn hộ vì rẻ, có thể tự nấu ăn, giảm chi phí rất nhiều. Nhiều nước không cấm mà đưa vào quản lý cả người thuê và người cho thuê. Bởi nhờ dịch vụ này mà ngành du lịch phát triển. Bản thân ông khi đi du lịch cũng rất thích thuê căn hộ. "Nếu cấm sẽ làm giảm đi rất nhiều lượng khách du lịch, trong khi đất nước đang cần phát triển kinh tế du lịch. Chỉ cần ban hành nội quy khi thuê căn hộ. Không tuân thủ phạt nặng chủ nhà và khách thuê là xong. Hệ thống quản lý trang Airbnb có đánh giá cho điểm căn hộ, khách thuê. Nếu điểm thấp, trang này sẽ từ chối căn hộ cho thuê và cả khách thuê. Đồng thời đánh thuế người cho thuê đầy đủ bằng cách yêu cầu họ đăng ký kinh doanh", ông Nhật nêu quan điểm. Luật sư Hoàng Thu (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng nói rằng, luật Nhà ở 2024 quy định cấm cho thuê căn hộ với mục đích sử dụng kinh doanh dịch vụ khác như karaoke, spa… chứ không cấm mục đích ở. Như vậy, có thể thấy người dân có nhà cho thuê ngắn hạn hay dài hạn miễn kê khai nộp thuế đầy đủ, tuân thủ nội quy của nhà chung cư như kê khai đầy đủ thông tin với Ban quản trị, khách thuê phải đăng ký tạm trú, kê khai giấy tờ, có thẻ ra vào, không được mất an ninh trật tự… Việc kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh có điều kiện, bao gồm việc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí về cơ sở vật chất và phòng cháy chữa cháy.Tại TP.HCM, nhiều người có tiền hưu trí, tiền tiết kiệm... có xu hướng mua nhà để đầu tư, để cho thuê với mong muốn cho thuê kiếm thêm thu nhập. Nay cấm cho thuê dịch vụ du lịch sẽ hạn chế quyền của họ. Không những vậy, quy định này cũng làm cho thị trường bất động sản vốn đang khó khăn sẽ càng khó hơn khi "loại" bỏ một lượng lớn các nhà đầu tư ra khỏi thị trường. Do vậy, TP.HCM cần có văn bản hướng dẫn quy định rõ ràng hơn về căn hộ cho thuê để ở và căn hộ cho thuê lưu trú du lịch. Vì khách thuê có nhiều mục đích khác nhau nhưng chỉ để ở, chủ căn hộ cũng chỉ mục đích khai thác cho thuê, đóng thuế đầy đủ thì không nên cấm. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nhiều người có nhà dư không ở họ sẽ đem cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi cho thuê buộc họ phải khai báo và đóng thuế đầy đủ, nếu cấm không cho thuê sẽ gây lãng phí cho chủ nhà (có nhà mà không được thuê) lẫn nhà nước (không thu thuế được). Không chỉ vậy, quy định này nếu không khéo sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn giữa chủ nhà với Ban quản lý, Ban quản trị chung cư.